Cabin thang máy có nhiều thiết kế khác nhau, bây giờ thì có hai loại cabin được thiết kế riêng cho hai loại thang máy khác nhau. Gồm thang máy không phòng máy thì có cabin thang máy lồng kính được thiết kế riêng cho loại thang máy này. Tính chất đặc biệt của động cơ thang máy không phòng máy khiến cabin thang máy được thiết kế bằng kính để hành khách có thể quan sát bên ngoài thang trong quá trình di chuyển thang máy.
Cấu tạo của Cabin Thang Máy TĐ 23
Cabin Thang Máy TĐ 23 đầy đủ thì bao gồm 6 bộ phận sau đây :
– Khung chịu lực :
Khung chịu lực được làm bằng thép định hình hoặc tương đương, được tính toán sức bền cẩn thận để đảm bảo an toàn, cho phép chịu lực lớn hơn tải trọng định mức nhiều lần.
Khung trên (upper beam): tính toán sức bền uốn với hai đầu liên kết ngàm.
Khung dưới (lower beam): được tính toán sức bền uốn khi va chạm với buffer.
Khung đứng (up right): được tính toán sức bền kéo tại các mối ghép bulông. Các mối ghép bulông ở đây là mối ghép ma sát – cắt.
– Shoe dẫn hướng :
Shoe dẫn hướng có thể hình dung như một cái hàm hình chữ U up1 vào mặt rây, để dẫn hướng cho cabin chạy theo 2 đường rây .Mỗi cabin có 4 shoe đặt ở 4 góc của khung chịu lực.
Shoe dẫn hướng cho cabin thường gọi là shoe car. Shoe car được cấu tạo từ 2 bộ phận đó là đế shoe và hàm shoe. Đế shoe dùng cố định shoe trên khung car. Hàm shoe gồm có hai phần nhỏ là hàm gang để chịu lực và lót nhựa. Lót nhựa là bộ phận trung gian để chống mòn rây và không gây ra tiếng ồn khi cabin chuyển động. Giữa đế shoe và hàm shoe được lắp ghép với nhau qua ống cao su trung gian và ít có 2 bậc tự do: là tịnh tiến dọc trục và quay quanh trục.
Bậc tự do tịnh tiến dọc trục là quan trọng, bởi vì khoảng cách giữa hai đường rây trên suốt chiều cao hố luôn luôn có dung sai, nhờ sự tịnh tiến này mà cabin chuyển động êm ái qua những đoạn khoảng cách rây hẹp và rộng.
– Thắng cơ
Thắng cơ là bộ phận dùng để giữ chặt cabin trên 2 đường rây dẫn hướng khi bộ giới hạn tốc độ (governor) tác động.
Thắng cơ có nhiều loại, thắng gấp hoặc thắng êm. Mỗi loại thì có nhiều kiểu tùy theo các hãng thiết kế. Nhưng dù loại thắng cơ nào, cũng phải đạt các yêu cầu sau :
1- Bi thắng hoặc hàm thắng không được chạm vào rây khi thang hoạt động bình thường.
2- Không được dùng thiết bị điện, thủy lực, khí nén để tác động thắng cơ.
3- Lực tác động thắng cơ không lớn hơn 150 N (TCVN 6395 -1998).
– Sàn :
Sàn cabin là phần chịu lực trực tiếp với tải. Các thang máy từ loại I đến loại IV gồm có 2 sàn: là sàn cố định và sàn di động.
Sàn cố định: được lắp chặt với khung dưới (lower beam), để tăng mặt chân đế cho sàn di động.
Sàn di động: là mặt sàn để xếp tải. Sàn di động đặt bên trên sàn cố định thông qua các cục cao su giảm chấn gọi là cao su đệm sàn, số lượng cao su đệm sàn tùy thuộc vào tải trọng định mức.
Mặt sàn di động được trang trí nhiều loại vật liệu khác nhau ,tuỳ theo công dụng của thang máy. Các vật liệu trang trí thường dùng: đá ceramic, đá granic, gạch nhựa vipyl trải thảm, bọc inox, lót tole gân.
– Vách và nóc cabin :
Vách và nóc cabin là phần giới hạn không gian của cabin, dùng để che chắn an toàn cho người hoặc hàng hóa trong cabin.
Vách cabin cũng được làm bằng các vật liệu khác nhau tuỳ theo sự lựa chọn của khách hàng. Các vật liệu phổ biến gồm có inox sọc nhuyễn, tole phủ sơn, khung nhôm vách kiếng.
Các yêu cầu đối với vách cabin.
1 – Đạt kích thước chính xác, sau khi ghép tấm nhỏ lại với nhau.
2 – Không làm trầy xước bề mặt inox hoặc làm phẳng bề mặt tole để sơn.
3 – Các lỗ ghép phải chính xác để lắp các tấm vách với nhau. Không bị trở ngại cho việc thao tác vặn các bulông.
– Trần giả :
Trần giả là phần trang trí bên trên để che khuất các bộ phận đèn quạt gắn trên nóc cabin. Trần giả là phần trang trí bên trên để che khuất các bộ phận đèn quạt gắn trên nóc cabin. Trần giả có nhiều kiểu khác nhau, được chọn lựa bởi khách hàng.